Học viện kỹ thuật quân sự
Hãy đăng nhập để có thể dùng đầy đủ chức năng của forum

Join the forum, it's quick and easy

Học viện kỹ thuật quân sự
Hãy đăng nhập để có thể dùng đầy đủ chức năng của forum
Học viện kỹ thuật quân sự
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Học viện kỹ thuật quân sự

100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội


You are not connected. Please login or register

Thông tin đa chiều về “người đương thời” Đỗ Việt Khoa

5 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

cuongbus

cuongbus
Super Member
Super Member

Thầy Đỗ Việt Khoa nổi tiếng cả nước với chuyện "chống tiêu cực" trong học đường. Mỗi biến cố với thầy Khoa luôn được công luận theo sát và ủng hộ. Tuy vậy, thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều nhau trong việc chống tiêu cực của thầy Khoa.

Bị cô lập hay sự e ngại?


Trưa ngày 26/11/2008, chúng tôi có mặt tại nhà thầy giáo Đỗ Việt Khoa và hết sức bất ngờ khi quán Game -Internet của "người đương thời" đông nghịt học sinh của Trường THPT Vân Tảo đang cắm đầu vào các máy "cày" game. Thầy Khoa mở quán kinh doanh trò chơi điện tử, Internet cách cổng trường chỉ khoảng 100m.

Vừa đúng giờ tan học, hàng chục học sinh còn mặc nguyên đồng phục nhà trường đang vào đây hò hét sát phạt nhau bằng các trò chơi game online sặc mùi bạo lực. Khi chúng tôi hỏi thầy Khoa rằng: đáng ra giờ này thầy phải khuyên các em về nhà kẻo gia đình lo lắng thì thầy Khoa trả lời khá bối rối cho rằng: các em chỉ chơi một lúc chứ không sa đà.

Tuy vậy theo quan sát của chúng tôi, thực tế không phải như vậy: nhiều học sinh vẫn tiếp tục ngồi "cày" sang tận giờ chiều. Thầy Khoa lý giải: "Trong quán game này đang có cả những học sinh bị thầy hiệu trưởng kỷ luật không cho vào lớp nên các em ra đây ngồi chứ biết đi đâu".

Thiết nghĩ nếu thầy Khoa thực sự lo lắng cho các học sinh này thì vì sao thầy không khuyên bảo các em đừng vi phạm kỷ luật hoặc là hướng các em vào hoạt động nào có ích ngoài những trò chơi game online đầy bạo lực. Trong khi cả xã hội đang vận động các em học sinh tập trung vào các hoạt động xã hội bổ ích, tránh xa các trò chơi game bạo lực vô bổ thì không hiểu sao một thầy giáo vốn quen nói chuyện "chống tiêu cực" lại có kiểu "tiếp sức" lạ lùng như vậy. Thầy Khoa cho biết: thầy là người đầu tiên mở quán Internet ở vùng này, từ cái thuở chưa có Internet ADSL mà chỉ là Dial up (quay số).

[You must be registered and logged in to see this link.]
Theo quan sát, khi nhóm PV đến làm việc thì một người ở trong nhà thầy Khoa đã rút điện thoại lặng lẽ quay phim lại tất cả quá trình làm việc với nhóm phóng viên chúng tôi.

Trong đơn tố cáo gửi Công an huyện Thường Tín, Hà Nội, thầy Đỗ Việt Khoa cho rằng: các kết luận thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) Hà Tây (cũ) là "mang tính bao che và sai sự thật".

Trong buổi tiếp xúc với phóng viên các báo trưa 26-11, thầy giáo Đỗ Việt Khoa phủ nhận việc bị giáo viên trong Trường THPT Vân Tảo xa lánh vì ngại thầy Khoa luôn "kè kè" máy ảnh, ghi âm khi tiếp xúc với mọi người. Thầy Khoa cho rằng 2/3 số giáo viên trong trường ủng hộ thầy.

Trong suốt cuộc trao đổi với phóng viên, chúng tôi nhận thấy chủ đề chính mà thầy giáo Đỗ Việt Khoa luôn hướng đến vẫn là những bức xúc với thầy Lê Xuân Trung - Hiệu trưởng mới của Trường THPT Vân Tảo. Thầy Khoa nêu rất nhiều "vi phạm" của thầy Lê Xuân Trung như ép học sinh học thêm, thu các khoản tiền trái quy định, đưa ra các quy định để kỷ luật học sinh một cách hà khắc, thiếu tính sư phạm; có các hành vi đe dọa, “khủng bố”, trù dập cá nhân đối với thầy Khoa.

Song có điều chính thầy Đỗ Việt Khoa cũng công nhận với chúng tôi, từ khi Trường Vân Tảo có hiệu trưởng mới, nền nếp trong nhà trường có nhiều tiến bộ. Các em học sinh học tập chuyên cần hơn, chấp hành nội quy của trường tốt hơn. Nếu năm 2006 có tới 300 học sinh vi phạm kỷ luật thì năm 2007 chỉ còn 50 em. Năm 2007-2008 đã có 64% đỗ tốt nghiệp. Ở kỳ thi đại học, tỉ lệ đỗ đạt 20-25%.

Qua đây xin nhắc thêm về vụ việc một học sinh lớp 11 Trường THPT Vân Tảo đã dùng dao đâm chết bạn học ngay trong lớp vào tháng 9/2006.

Sau đó một tháng thì bộ máy nhà trường được thay đổi và ông Lê Xuân Trung được điều về làm Hiệu trưởng nhà trường. Những kỷ luật cứng rắn mà người điều hành mới này đặt ra đã góp phần đưa Trường THPT Vân Tảo "vào khuôn khổ" hơn trước. Tuy vậy, với con mắt của một người luôn chống tiêu cực, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng thầy Trung "hà khắc, thiếu tính sư phạm".

Có hay không việc thầy Khoa bị "khủng bố"?
Những nỗ lực về việc chống lại một số biểu hiện tiêu cực của thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã được xã hội ghi nhận.

Năm 2006, lần đầu tiên trong ngành giáo dục, một giám thị dũng cảm đứng lên tố cáo những tiêu cực liên quan đến gian lận thi cử tại Hà Tây (cũ). Đó thực sự là "sự kiện: của ngành giáo dục và ngay trong năm 2006, Bộ GD&ĐT phát động phong trào "Hai không": Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử. Không lâu sau, thầy Khoa được làm khách mời của chương trình "Người đương thời" Đài Truyền hình Việt Nam. Từ đó người ta vẫn quen gọi thầy Khoa với cái tên "Người đương thời".

Về sau còn có một số vụ việc liên quan đến những tố cáo của thầy Đỗ Việt Khoa ví dụ như việc con của thầy bị từ chối nhập học trái tuyến ở thị trấn, phải quay về học "trường làng"; thầy bị trù dập... Và đỉnh điểm có lẽ là vụ việc thầy Đỗ Việt Khoa bị hành hung, cướp tài sản. Dư luận lại lên tiếng bảo vệ người chống tiêu cực.

Nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải tố cáo của thầy Khoa cho rằng thầy bị dọa "làm thịt", "khủng bố". Để khách quan và đúng luật, PV ANTG ghi nhận những thông tin từ Công an huyện Thường Tín - cơ quan trực tiếp thụ lý vụ việc:

Chiều 14/11/2008, thầy giáo Đỗ Việt Khoa có mang máy ảnh vào Trường THPT Vân Tảo. Cho rằng việc chụp ảnh trong khuôn viên nhà trường của thầy giáo Đỗ Việt Khoa cần có sự đồng ý của Ban giám hiệu nên đã xảy ra to tiếng giữa thầy Khoa và tổ bảo vệ.

Khoảng 21h30 cùng ngày, ông Trần Văn Xường cùng ông Đông và một số người khác đến nhà thầy Khoa trong tình trạng có hơi men. Lời qua tiếng lại, giữa nhóm người trên và thầy Khoa có xô xát. Vợ thầy Khoa đã cầm máy ảnh ra định chụp những người đang có mặt tại nhà mình lúc đó thì bị ông Trần Văn Xường giật máy ảnh rồi cùng các đối tượng lên xe máy bỏ đi.

Sau khi xác định Trần Văn Xường là người giật máy ảnh, ngày 15/11, Công an huyện Thường Tín đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với Xường về hành vi cướp giật tài sản. Tại Cơ quan công an, Trần Văn Xường khai nhận mục đích giật máy ảnh là do sợ vợ thầy Khoa chụp ảnh đưa lên mạng bởi thầy giáo Đỗ Việt Khoa có lập một trang web riêng. Công an Thường Tín sau đó đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can Trần Văn Xường vì tội cướp tài sản.

Về việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa và vợ thông tin trên một số tờ báo việc bị các đối tượng "đầu gấu" đến nhà nói chuyện được thuê 5 triệu đồng để "dằn mặt thầy Khoa", Công an huyện Thường Tín cho biết đây mới chỉ lời khai một phía của vợ chồng thầy giáo Khoa.

Tham khảo thêm thông tin từ các hộ gia đình sống xung quanh nhà thầy Khoa, mọi người cũng cho biết không thấy có dấu hiệu và hiện tượng thầy giáo Khoa bị "khủng bố" tại nhà.

“Sao chả bao giờ cho chúng cháu và các thầy cô khác phát biểu...”

Khi về tác nghiệp tại Trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Tây, em Đỗ Thị Cúc, học sinh lớp 12A9 còn hỏi một câu làm tôi "ngớ" người: "Cháu chả hiểu sao các cô chú nhà báo viết nhiều về thầy Khoa mà chả bao giờ cho chúng cháu và các thầy cô giáo khác trong trường phát biểu cả. Chúng cháu cố gắng nhiều chứ đâu phải cái gì cũng tiêu cực cả đâu?".

Chúng tôi đã tiếp xúc với khá nhiều học sinh của trường, phụ huynh học sinh, Ban giám hiệu và được nghe kể những chuyện "đời thường" nhất của thầy Đỗ Việt Khoa. Trong đó có những lá đơn kiến nghị do chính các em học sinh viết để phản ánh việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa: lên lớp muộn, trong giờ dạy học không dạy hết thời gian, thậm chí kể những chuyện không phù hợp với lứa tuổi...

Tuy vậy, những đơn kiến nghị này chúng tôi chưa xác minh được, để tránh việc mất uy tín của thầy Đỗ Việt Khoa, chúng tôi không tiện nêu ra đây.

Trong nhiều bản báo cáo của Tổ giáo vụ Trường THPT Vân Tảo, có nhiều lần thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã vi phạm các quy định như: lên lớp muộn, bỏ giờ dạy... Thậm chí thầy còn bỏ cả phiên họp Hội đồng nhà trường.

Chúng tôi cũng đã trao đổi với ông Đặng Huy Khôi - Trưởng ban đại diện cho cha mẹ học sinh và bà Lê Thị Thanh là người phụ trách thu chi trong Hội cha mẹ học sinh. Ông Khôi cho rằng: những tố cáo của thầy Khoa là không đúng sự thật vì Hội phụ huynh hoạt động theo nguyên tắc công khai và các khoản thu chi đều được thông qua trong các cuộc họp phụ huynh.

Còn việc những ngày lễ, tết hay Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Hội phụ huynh thường tặng quà cho thầy cô giáo trong trường là thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, không hiểu sao thầy Khoa lại phản đối. Về thực chất số tiền mua quà cho các thầy cô chỉ mang ý nghĩa tinh thần là ch

174hp

174hp
Học viên 2
Học viên 2

kho? than thay' wa' Laughing Laughing
What a Face What a Face What a Face What a Face What a Face

P_Boy1711

P_Boy1711
Hạ sĩ 3
Hạ sĩ 3

ko bt thật giả thế nào.............zz....hị hị

lucbacdel13

lucbacdel13
Trung sĩ 1
Trung sĩ 1

thật đấy chứ giả đâu

empty1023

avatar
Thượng sĩ 6
Thượng sĩ 6

tin chết liền

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết